NGƯỜI DÂN CHÂU Á LÀM GÌ TRONG NGÀY THẤT TỊCH?


Ảnh đại diện admin

Ngày lễ Thất tịch 7/7, hay còn gọi là Tết Ngâu, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày này còn được nhiều người hưởng ứng đặc biệt là giới trẻ gọi là “Lễ tình nhân của người Châu Á”. Mỗi quốc gia sẽ có cách đón lễ Thất tịch với tên gọi riêng, chẳng hạn như: Hàn Quốc gọi là lễ Chilseok, Nhật Bản gọi là lễ Tanabata, Trung Quốc và Đài Loan gọi là lễ Qixi, còn Việt Nam gọi là lễ Thất tịch 7/7 (Âm lịch)…Hãy cùng Hashi Group tìm hiểu xem mỗi quốc gia có những hoạt động đặc sắc nào sẽ diễn ra vào ngày lễ Thất tịch này nhé!

1. Nhật Bản

Lễ hội Tanabata là 1 trong những biểu tượng không thể thiếu trong truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản. Nó cũng có nguồn gốc gần giống như “Tết Trung Nguyên” – Rằm tháng bảy ở Việt Nam và gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Ngày nay, Tanabata đã bị biến đổi theo vùng nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.

Vào ngày lễ này người dân Nhật Bản thường viết những điều mong ước của mình lên giấy tanzaku – một dải giấy nhiều sắc màu và treo nó lên cành tre với hy vọng những điều ước của mình sẽ thành hiện thực.

Ở Nhật Bản nơi nào cũng tổ chức ngày lễ Tanabata nhưng lớn nhất là 3 thành phố Sendai (tỉnh Miyagi), Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) và Anjou (tỉnh Aichi). Có khoảng 1000-1500 cây tre được sử dụng để trang trí ở Hiratsuka hoặc Sendai. Các thành phố có lễ hội lớn hầu hết đều nằm phía đông nước Nhật, nơi thường xảy ra nhiều thiên tai và đã bị tàn phá nhiều trong chiến tranh.

2. Hàn Quốc

Người Hàn Quốc không hướng đến ước nguyện về tình yêu vào ngày Thất tịch, thay vào đó họ tổ chức lễ hội thể hiện nét đẹp lao động, vụ mùa. Người dân nơi đây còn thưởng thức nhiều món ăn truyền thống đặc sắc khác nhau như: mì và bánh nướng trong dịp lễ Thất tịch.

– Lễ Thất tịch là dịp để mọi người cùng nhau tận hưởng các món ngon được làm từ lúa mì, như mì tương đen rất được giới trẻ Hàn Quốc ưu chuộng.

– Bánh Songpyeon (bánh gạo hấp) là một món ăn không thể thiếu trong này lễ Thất tịch tại Hàn Quốc.

– Gwangju Chilseok Gossaum Nori – là trò chơi dân gian của Hàn Quốc thể hiện sự cảm tạ, biết ơn đất trời vì đã mưa thuận gió hòa giúp người dân có mùa vụ bội thu. Nghi lễ cúng bái thường được diễn ra ở Busa-dong, Jung-gu, Daejeon Hàn Quốc trong ngày lễ Thất tịch.

3. Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, thì lễ Thất tịch được gọi là lễ Qixi, vào ngày này người Trung Quốc tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như:

– Ở Trung Quốc các cô gái sẽ cùng nhau tham gia cuộc thi thể hiện tài năng khâu vá được tổ chức tại địa phương trong ngày Thất tịch.

– Vào dịp lễ này các cô gái sẽ ăn Ngũ tử (bao gồm: long nhãn, táo đỏ, hạt dẻ, hạt dưa, đậu phộng). Những loại này đều có hàm ý mong cầu sự sung túc (long nhãn), điều tốt đẹp về tình duyên (táo đỏ), may mắn (hạt dẻ, hạt dưa), cầu con cái (đậu phộng).

– Bánh xảo quả là một món ăn rất được nhiều bạn trẻ Trung Quốc thưởng thức vào ngày lễ này. Người ta tin rằng, ăn bánh xảo quả sẽ giúp vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ đoàn tụ trên cầu Ô Thước và giúp cho bản thân người ăn sớm gặp được ý trung nhân.

4. Đài Loan

Đài Loan là đất nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ văn hóa Trung Hoa, nên những lễ hội ở đây cũng có nhiều nét tương đồng. Ngày 7 tháng 7 âm lịch âm lịch được người Đài Loan chọn là ngày lễ tình nhân hay còn có tên gọi khác là lễ Thất Tịch.

Thay vì tặng nhau hoa hồng, socola hay những món quà kỷ niệm như ngày lễ tình nhân 14/2 của thế giới, vào ngày lễ tình nhân truyền thống của người Đài Loan, các đôi thường đến đền Bà mối để cầu nguyện. Họ cầu nguyện cho một tình yêu bền chặt và sẽ được chung sống bên nhau trọn đời, còn với những ai chưa có ý trung nhân thì sẽ cầu mong sớm được gặp người chân thành, hợp ý.

le tinh nhan truyen thong cua nguoi dai loan 3

le tinh nhan truyen thong cua nguoi dai loan 4

 

Đối với người Đài Loan, ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày lễ tình nhân tuyệt vời, mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, quan trọng. Ngày nay, lễ hội truyền thống này vẫn được gìn giữ, duy trì như một nét đẹp trong văn hóa lễ hội truyền thống của đất nước Đài Loan.

5. Việt Nam

Các hoạt động trong ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam không đa dạng và đặc sắc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, các cặp đôi yêu nhau ở Việt Nam sẽ thường hẹn hò kỷ niệm tình yêu đôi lứa.

– Cầu nhân duyên ở chùa với mong muốn sẽ “thoát ế” trong ngày 7/7 âm lịch này.

– Ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất tịch 7/7 cũng được giưới trẻ đặc biệt hưởng ứng. Vì ăn chè vào ngày Thất tịch đồng nghĩa với việc cầu duyên. Nghe nói độc thân thì sẽ tìm được ý trung nhân. Nếu đã nên đôi thì sẽ nên duyên cầm sắt, bên nhau lâu dài.

Những thông tin chia sẻ về hoạt động đặc sắc đón ngày Thất tịch của các Quốc gia, bạn có thể hiểu rõ hơn về phong tục, lễ nghi của các nước. Qua đó, hy vọng những ai đang yêu sẽ luôn trân trọng và hạnh phúc với nửa kia của mình. Ngược lại, nếu còn đang độc thân, mong rằng mọi ước nguyện của bạn vào ngày lễ thất tịch đều sẽ trở thành hiện thực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *